Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Chuyện người Việt bị lừa và mặt tối của xã hội Singapore
Thành thật mà nói thì tôi chưa, và cũng không bao giờ hình dung ra người ta có thể lừa nhau một cách bần tiện như vậy ở Singapore, một trong những quốc gia có thu nhập thuộc loại cao nhất thế giới và con người được cho là văn mình…

 


 


 


Trong cuộc đời di chuyển thì có 3 lần tôi đau đớn nhất, một lần là bị phạt vì trốn vé tàu ở Đức (vô ý, đó là một câu chuyện khác, tôi và một chị nữa đi rất nhiều nước nhưng vẫn ngu), một lần mất hộ chiếu sau khi đi Mỹ về và một lần bị lừa trắng trợn ở Sim Lim. Chưa bao giờ thích Singapore, kỷ niệm này còn làm thiện cảm của tôi với đất nước này kém đi rất nhiều. Cũng không tính kể, nhưng sau khi đọc bài viết về một bạn công nhân bị lừa ở khu này (>> Du khách Việt quỳ gối, khóc xin hoàn tiền iPhone 6 tại Singapore) luôn thì tốt nhất là nên chia sẻ để chúng ta cùng phòng tránh.

Sim Lim Square là một tổ hợp bán các thiết bị điện tử ở Singapore. Người ta từng cho rằng nó hấp dẫn hơn Funan vốn có giá cao, mắc tiền hơn. Nếu từng đi Đài Loan bạn có thể hình dung ra nó giống như chợ điện tử Guang Hua nhưng vấn đề là Đài Loan người ta không lừa du khách còn Sing thì có…

 

Trước khi đến với Sim Lim, tôi cũng đi qua khá nhiều nước, khách sạn 5 sao cũng có, ở ké cũng có, Hostel giường tầng với 7 anh cao to đen hôi khác cũng có nên khá tự tin về kỹ năng của mình. Thành thật mà nói thì tôi chưa, và cũng không bao giờ hình dung ra người ta có thể lừa nhau một cách bần tiện như vậy ở Sing, một trong những quốc gia có thu nhập thuộc loại cao nhất thế giới và con người được cho là văn mình…

 

Quay trở lại Sim Lim, lần đó tôi đi mua iPad cho bạn gái, ở Việt Nam không có hàng (thực ra là có nhưng giá cao), các cửa hàng bán lẻ được Apple chứng nhận cũng không còn hàng và Funan thì có giá cao hơn giá bán lẻ đề xuất. Sau khi đi một vòng và hỏi xung quanh thì một cửa hàng offer giá tương đương với giá mà Apple công bố, quá hấp dẫn. Tôi hỏi cửa hàng có hoàn thuế không thì họ trả lời là có, bọn tao sẽ viết hóa đơn cho mày. Mọi chuyện bắt đầu từ đây.

 

Trong mua bán, việc giao tiếp với khách hàng là cực kỳ quan trọng và rõ ràng là những kẻ lừa đảo ở Sim Lim quá sành sỏi để thực hiện việc đó. Chúng không để máy ở cửa hàng mà để chỗ khác (hoặc cố tình thể hiện như vậy với khách hàng), trong lúc chờ đợi lấy máy thì mọi thông tin đều người mua vô tình cung cấp đều được dùng để chống lại chúng ta sau này. Chỉ bằng những câu hỏi vu vơ như mày qua sing chơi hả, ở mấy ngày, có vui không, khi nào về là chúng đã xác định được nên lừa khách hàng bao nhiêu cho an toàn để không bị phiền phức về sau. Cách phòng chống tốt nhất là không trả lời, giả bộ không hiểu tiếng Anh hoặc nói dối: tao bắt đầu làm việc/đi học ở đây từ tháng này.

 

Lý do chúng hỏi câu đó rất đơn giản, ở Sing có những hội bảo vệ người tiêu dùng như CASE (Consumer Association of Singapore) hay Small Claims Court. Nếu bạn ở đây lâu thì bọn lừa đảo sẽ rụt rè hơn, chúng thường lừa ít hơn để chúng ta dễ dàng bỏ qua số tiền nhỏ đó vì các tổ chức trên sẽ cố gắng giúp đỡ để chúng ta lấy lại phần nào số tiền bị lừa còn nếu rời chỉ sau vài ngày thì bó tay, không ai xử lý nổi trong khoảng thời gian ngắn như vậy.

 

Sau khi trò chuyện một hồi thì hàng về, chúng rất khôn ngoan đưa ngay dao rọc giấy cho khách mở hộp kiểm tra mà chưa cần trả tiền. Trong lúc đang thửthì bọn lừa đảo lại tiếp tục can thiệp vào, yêu cầu chúng ta đưa thẻ để trả tiền (đã hỏi trả tiền mặt hay thẻ ở trên, thẻ thì bọn chúng yêu hơn còn tiền mặt thì có thể sẽ nói không lấy lại được thuế do giá trị cao hơn 300 hay 500 đô Sing, khách nước ngoài làm sao biết được luật ở đây…). Mải xem máy, có mấy ai để ý mà thường đưa ngay thẻ tín dụng cho chúng xử lý, một sai lầm lớn.

 

Cầm thẻ tín dụng của chúng ta, bọn lừa đảo ngay lập tức charge tiền với giá gấp rưỡi (hoặc con số khác tùy lòng hảo tâm) khi chúng ta còn đang loay hoay. Thông thường thì tôi không để ai chạm vào thẻ của mình nhưng trong tình trạng một thằng cứ mải nói huyên thuyên về máy, một thằng cầm máy POS ngay bên cạnh để tạo sự tin tưởng thì sự nghi ngờ đã giảm đi rất nhiều. Trong trường hợp của tôi thì số tiền bọn chúng tính là 571 đô Sing, tức cao hơn khoảng 26% so với giá bán lẻ đề xuất lúc đó, có lẽ vì trông tôi không ngu lắm và nói tiếng Anh cũng không quá nát để bị lừa nhiều hơn. Khi hóa đơn được in ra thì tôi đã nghi ngờ và hỏi ngay lập tức tại sao giá lại cao hơn thế này và nhận được lời giải thích khá dễ chấp nhận: VAT ở Sing cao, ra sân bay được hoàn lại 20% (chả ai mà ngồi chia 571/450 để ra 26% cả, chỉ đoán là cũng cỡ cỡ đó thôi nên thấy hợp lý). Thực chất thì trừ khi mua đồ ở Sing nhiều mới biết hoàn thuế khoảng 5.5% thôi còn tôi thì không mua trước đó nên không biết mức hoàn là bao nhiêu. Thuế ở châu Âu cũng kinh khủng cỡ đó, có nước tới 26% nên không quá nghi ngờ đặt bút ký vào hóa đơn thẻ tín dụng, một sai lầm nữa.

 

Ký xong hóa đơn thẻ tín dụng (tạm gọi là hóa đơn A) thì chúng đưa một tờ hóa đơn viết tay khác chỉ ghi mỗi mua iPad trên đó mà không có số tiền phải trả (tạm gọi là hóa đơn B), bảo ký sẵn để chúng đi in ra một lần cho tiện. Chẳng hiểu sao tôi lại đặt bút ký vào đây mà không hề có một chút do dự nào, quá ngu ngốc và sai lầm.

 

Sau khi đã ký xong, chúng bắt đầu lật mặt và nói là tao đã kích hoạt bảo hành 2 năm cho máy của mày, mày cần trả tiền cho tao để lấy máy. Dù bạn nói bất cứ gì kiểu như tao không tin có vụ đó, tao không sống ở Sing không cần bảo hành, Apple bảo hành điện tử… thì cũng không có giá trị vì chúng ta đã ký tờ giấy B ở trên. Lúc này tôi hiểu mình đã bị lừa và gọi cảnh sát tới. Chúng bắt đầu tỏ ra khó chịu và thách thức mày gọi cảnh sát tới cũng chẳng làm gì được tao, và đó là sự thật.

 

Hôm đó tôi đi 2 người, còn một anh bạn nữa và không muốn chúng nghe gọi cảnh sát nên bảo anh bạn đó ở lại chờ trong lúc gọi điện. Không rõ vì sao bạn tôi lại đi theo và trong lúc đó, chúng ghi vào hóa đơn B miếng dán màn hình và kích hoạt bảo hành thêm 2 năm, kê khống lên khoảng 300$ nữa. Nếu lúc đó mà chúng không ghi được thì có thể vẫn còn cơ hội đòi lại số tiền bị lừa, rất tiếc...

 

Vì bạn đã ngu ngốc ký vào tờ hóa đơn B, tức chúng ta thừa nhận đã mua với giá đónên trên danh nghĩa pháp luật bạn còn thiếu chúng khoảng 300$ nữa mới được quyền lấy máy, nếu không sẽ mất trắng số tiền đã trả. 3 anh cảnh sát tới nhưng cũng chẳng giải quyết được gì, chúng còn thách thức muốn gì cứ lên Small Claims Court mà trình bày, và lúc này tôi bắt đầu nhận ra sự ngu ngốc của mình lớn đến từng nào.

 

Các anh cảnh sát Sing khá dễ thương, thực chất họ đã gặp trường hợp này nhiều nên khuyên tôi nói chuyện tử tế và nhẹ nhàng với chúng, thuyết phục chúng bỏ qua chứ về lý là đã thua vì chính tay tôi ký hóa đơn B ghi rõ 571 (lúc đầu) +300 (lúc tôi gọi điện). Sau một hồi thương thảo dưới sự giúp đỡ của anh cảnh sát thì chúng chấp nhận giảm 200$ kích hoạt bảo hành, liên tục than gặp khách nào như mày chắc tao chết, tao lỗ tiền bảo hành ai chịu cho tao và bán miếng dán màn hình cho tôi với giá 100$ như trong sao kê thẻ tín dụng ở dưới. Tổng số tiền tôi phải bỏ ra cho chiếc iPad mini 16GB WiFi đó vào khoảng gần 12 triệu, quá nhục.

 

Thêm một nỗi nhục nữa: khi ra sân bay trình tờ giấy hoàn thuế bọn nó đưa thì nhân viên Hải Quan bảo mày đưa cái gì vậy, cái này không phải hóa đơn hoàn thuế…

 

Sau vụ này cùng một số vụ khác thì ban quản lý Sim Lim bắt đầu đưa danh sách các cửa hàng được chứng nhận không lừa đảo ở đây nhưng chúng thường xuyên thay đổi bảng tên (chỉ phải đóng chưa tới 30$ Sing là được thay đổi) và xé các tờ giấy cảnh báo đi nên vẫn có rất nhiều người bị lừa.

 

______________________________

 

Du khách Việt quỳ gối, khóc xin hoàn tiền iPhone 6 tại Singapore

 

Vị du khách được cho là người Việt Nam đã phải quỳ gối, khóc lóc tại một cửa hàng đồ điện tử tại Singapore, xin họ hoàn lại tiền mua chiếc iPhone của mình.

 

Theo thông tin từ Straits Times, anh này là một công nhân tại Việt Nam, với mức lương chỉ khoảng 4 triệu đồng /tháng. Vừa qua, trong dịp anh và bạn gái đi du lịch tại Singapore, anh đã quyết định mua một chiếc iPhone tặng bạn gái tại cửa hàng Mobile Air, khu Sim Lim Square.

 

Cửa hàng này báo giá chiếc iPhone 6 là 950 SGD, tức khoảng 16 triệu đồng. Vị khách này đã đồng ý mua và trả bằng tiền mặt. Sau đó, nhân viên cửa hàng tiếp tục hỏi liệu anh có muốn mua thêm gói bảo hành một hoặc hai năm hay không.

 

Do không rành tiếng Anh, anh này tưởng rằng gói bảo hành được tặng kèm điện thoại nên đồng ý sử dụng gói bảo hành một năm. Hóa đơn được in ra sau đó, và anh đã ký vào hóa đơn mà không đọc kỹ. Đến lúc gần rời khỏi cửa hàng, các nhân viên của cửa hàng yêu cầu vị khách trả thêm 1500 SGD (25,5 triệu đồng), nếu không sẽ không được cầm máy về.

 

Đến lúc này vị khách rất ngạc nhiên và muốn trả điện thoại để lấy lại tiền. Tuy nhiên, các nhân viên của cửa hàng trên không đồng ý, cho biết anh sẽ bắt buộc phải mua chiếc điện thoại này. Do không biết phải xử lý thế nào, vị khách người Việt đã quỳ xuống, khóc lóc van nài nhân viên nhận lại máy. Tuy nhiên những nhân viên của cửa hàng lại cười nhạo anh, còn người qua đường chẳng ai có ý định giúp.

 

Sau đó, cửa hàng Mobile Air đồng ý nhận lại chiếc iPhone 6 và trả cho cặp đôi 600 SGD. Tuy nhiên cô gái không đồng ý, muốn đòi nốt khoản 350 SGD (khoảng gần 6 triệu) còn lại, nếu không sẽ báo cảnh sát. Các nhân viên cho biết nếu cô báo cảnh sát, cô sẽ mất cơ hội nhận lại khoản 600 SGD mà họ đề nghị.

 

Cuối cùng thì cặp đôi cũng gọi cảnh sát đến. Lúc này các nhân viên cửa hàng đưa ra những hóa đơn đã có chữ ký của thanh niên người Việt, và đề nghị chỉ hoàn lại cho cặp đôi 70 SGD (hơn 1 triệu). Với sự can thiệp của Hội bảo vệ người tiêu dùng, đề nghị này được nâng lên 400 SGD. Vị du khách cuối cùng cũng nhận lại số tiền này, vì anh cần phải về lại Việt Nam, và anh cũng không chắc hiệp hội kia có thể giúp anh lấy được số tiền còn lại.

 

Hành động của cửa hàng Mobile Air đã bị cư dân mạng Singapore lên án mạnh mẽ. Trên trang Facebook của Straits Times (tờ báo lớn tại Singapore), phần lớn người bình luận cho rằng thái độ của cửa hàng là gian lận, bắt chẹt người mua, thậm chí yêu cầu đóng cửa hàng này. Nhiều người cũng chỉ trích cách xử lý của những người có chức trách, và cho rằng cách mua bán này sẽ làm ảnh hưởng tới danh tiếng của đất nước Singapore.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ nổ lò hơi khiến 6 công nhân tử vong: Tạm giữ giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Chồng và cháu gái bà Trương Mỹ Lan kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt (04-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Bị sét đánh ngay cơn mưa đầu mùa, người đàn ông không qua khỏi (04-05-2024)
    Vụ cô gái chết khô trên sofa: Có khả năng sử dụng thuốc khiến thi thể khô lại? (04-05-2024)
    Người đàn ông chết trong căn nhà khóa trái, kế bên là người phụ nữ bị tai biến (03-05-2024)
    MIỄN NHIỆM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ (03-05-2024)
    Rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông (03-05-2024)
    Công an thông tin vụ bắt gã đàn ông chém nhiều người, 1 nạn nhân tử vong (01-05-2024)
    Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô (01-05-2024)
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ (01-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi: Bộ Y tế yêu cầu tập trung cấp cứu người bị nạn (01-05-2024)
    Cứu tàu gặp nạn trên vùng biển Nam Định (30-04-2024)
    Bắt khẩn cấp 'nữ quái' chuyên dùng thuốc an thần 'dụ' người chăm bệnh nhân uống để cướp tài sản (29-04-2024)
    Diễn biến mới vụ 3 quả dứa giá 500.000 đồng ở Hoàn Kiếm (29-04-2024)
    Thông tin mới nhất vụ thi thể cô gái chết khô trên sofa ở Hà Nội (27-04-2024)
    Bắt giữ đối tượng giả danh Trợ lý Tổng Bí thư để lừa đảo (27-04-2024)
    Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (27-04-2024)
    Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng (27-04-2024)
    Tiêu thụ điện tiếp tục tăng mạnh, đảm bảo giữ nước cho phát điện mùa khô (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Nói thẳng về sự thê thảm của nền kiến trúc Việt Nam (03-11-2014)
    Khách đến VN một lần không màng trở lại (03-11-2014)
    Người Việt không lười, mà cơ chế buộc họ phải lười? (02-11-2014)
    Tiền nhân đã dạy: "Khôn thì sống, mống thì chết" (31-10-2014)
    Không ngăn bệnh cơ hội, tư duy nhiệm kỳ, không thể chống tham nhũng (30-10-2014)
    Cảnh lò mổ, giết chó tại Hà Nội lên báo Anh (30-10-2014)
    Chúng ta có biết đứng dậy và bước đi hay không? (29-10-2014)
    Tòa nhà lộng lẫy và sợi dây tử thần (28-10-2014)
    Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này (26-10-2014)
    Chuyện xâm phạm quyền con người chỉ có ở xã hội mông muội (26-10-2014)
    Đâu phải chuyện bên bàn nhậu! (25-10-2014)
    Ấn tượng Việt Nam (23-10-2014)
    Môn văn và người chết:Sự thờ ơ của nhân viên y tế (23-10-2014)
    Khi những nỗi lo đã trở thành mãn tính (21-10-2014)
    Thói ma lanh của người Việt nhìn từ những 'chuyện nhỏ' ở sân bay (20-10-2014)
    Động từ 'chạy' và những tấn trò đời ở Việt Nam (19-10-2014)
    Người Việt ngày càng dữ! (19-10-2014)
    Thiếu gia Việt chơi siêu xe: Thú vui hay sự bệnh hoạn? (17-10-2014)
    Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi tự hào là người Việt Nam (17-10-2014)
    Quan làm đơn nắn đường, dân làm đơn đánh lộn (16-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152897441.